QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG
Mã số: QT-08-GSXD Ngày ban hành: 05/06/2012 Lần ban hành: 01
1. MỤC ĐÍCH : Qui định trình tự thực hiện công tác tư tư vấn giám sát công trình xây dựng (gọi chung là công tác tư vấn giám sát - TVGS), nội dung các bước tư vấn giám sát nhằm đảm bảo nội dung, chất lượng thực hiện hợp đồng của Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng thương mại MeKong Miền Tây về công tác tư vấn giám sát các công trình xây dựng , nhằm đảm bảo quá trình thi công và lắp đặt thiết bị theo đúng hồ sơ thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng. Quy trình thi công xây lắp do Thiết kế đề ra, thoả mãn nhu cầu của Khách hàng (chủ đầu tư). 2. PHẠM VI ÁP DỤNG: Áp dụng cho các sản phẩm tư vấn giám sát xây dựng của các đơn vị trực thuộc công ty. Bao gồm: TVGS (mới và sửa chữa) các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình thủy lợi và các công trình giao thông. Trong các trường hợp đặc biệt, nếu cần thiết thì Giám sát trưởng điều chỉnh quy trình này cho phù hợp với các dự án cụ thể. Giám đốc phê duyệt quy trình điều chỉnh đó. 3. CÁC TÀI LIỆU THAM CHIẾU: - Căn cứ Luật 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Căn cứ Nghị định 113/2009/NĐ – CP, ngày 15/12/2009 của chính phủ về việc giám sát và đánh giá đầu tư. - Các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. 4. TRÁCH NHIỆM: 4.1. Phụ trách quy trình: Trong phòng giám sát là người phụ trách quy trình này và chịu trách nhiệm chính. a. Công việc soạn thảo, kiểm tra quy trình để đảm bảo quy trình đáp ứng các nhu cầu của Luật định và Công ty về công tác giám sát xây dựng công trình. b. Hướng dẫn áp dụng cho các nhân viên và các bộ phận co liên quan đến công tác giám sát xây dựng. c. Người phụ trách quy trình có trách nhiệm cấp nhật quy trình, cải tiến quy trình giám sát. 4.2. Những người liên quan khác. a. Phải tuân thủ thực hiện theo quy trình b. Cần có sự phản hồi và góp ý kiến nhằm cải tiến quy trình. 5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT XÂY DỰNG:
Diễn giải lưu đồ giám sát xây dựng. 5.1. Ký kết hợp đồng giám sát với chủ đầu tư hoặc khách hàng. 5.2. Lập kế hoạch giám sát. 5.3. Chuẩn bị giám sát: a) Thu thập tài liệu hồ sơ. Giám sát trưởng có trách nhiệm tập hợp các tìa liệu và hồ sơ liên quan tới dự án bao gồm: Từ chủ đầu tư: - Thông báo trúng thầu gói thầu tư vấn, gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. - Quyết định trúng thầu gói thầu tư vấn, gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. - Hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. - Danh sách các đơn vị tham gia dự án. - Chứng nhận thẩm duyệt PCCC và bản vẽ PCCC đã được phê duyệt. - Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư. - Lệnh khởi công. - Hợp đồng kinh tế giữa đơn vị tư vấn giám sát và CĐT, hợp đồng giữa ĐVTC và CĐT. - Quyết định thành lập ban quản lý dự án của CĐT (nếu có), sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án của CĐT (nếu có). - Biên bản bàn giao mặt bằng. - Hồ sơ năng lực của đơn vị chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình. Từ nhà thầu thi công: - Sơ đồ tổ chức công trường và quyết định bổ nhiệm cán bộ tham gia dự án. - Sơ đồ, biện pháp, quy trình thi công. - Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của ĐVTC. - Danh mục vật liệu sử dụng cho công trường. - Bảng tiến độ thi công được CĐT phê duyệt. - Hồ sơ năng lực của đơn vị thí nghiệm vật liệu xây dựng hợp chuẩn (LAS-XD), các đơn vị kiểm định chất lượng khác (nếu có). Từ đơn vị thiết kế: - HSTK đã được thẩm tra và phê duyệt. - Thuyết minh tính toán ( Kết cấu, kiến trúc). - Các mốc tọa độ, cao độ. Sau khi tập hợp hồ sơ liên quan tới gói thầu tổ tư vấn giám sát sẽ nghiên cứu, kiểm tra để yêu cầu các bên có liên quan sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của ngành, nhà nước. Giám sát trưởng phân công cho các thành viên của nhóm tập hợp, nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn để thiết lập hệ thống biểu mẫu biên bản kiểm tra, nghiệm thu. b) Tổ tư vấn giám sát sẽ liên hệ các phòng ban liên quan để thiết lập các chế độ báo cáo, phương thức trao đổi thông tin, trách nhiệm xử lý thông tin, chế độ chuyển giao công việc khi có sự thay đổi về nhân sự. c) Lập đề cương giám sát. Giám sát trưởng có trách nhiệm bảo đảm lập đề cương giám sát. BGĐ xem xét phê duyệt và gửi cho CĐT. d) Chuẩn bị tài liệu và biểu mẫu làm việc. Giám sát trưởng bảo đảm liên hệ CĐT, ĐVTC để thống nhất hệ thống tài liệu, biểu mẫu làm việc: - Các biểu mẫu nghiệm thu, xác nhận khối lượng, thanh quyểt toán. - Nhật ký thi công công trình. - Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng. e) Chế độ báo cáo và trao đổi thông tin. Giám sát trưởng đề nghị CĐT, ĐVTK, ĐVTC thiết lập các chế độ báo cáo, phương thức trao đổi thông tin, trách nhiệm xử lý thông tin giữa các bên tham gia dự án. Kiến nghị CĐT lên kế hoạch họp giao ban hàng tuần. f) Kiểm tra năng lực nhà thầu thi công. Giám sát trưởng bảo đảm yêu cầu ĐVTC cung cấp cho tổ tư vấn giám sát đầy đủ hồ sơ, bao gồm: - Danh sách cán bộ, công nhân tham gia công trình. - Hồ sơ pháp lý của máy móc, thiết bị đưa vào thi công công trình. - Các bằng cấp, chứng chỉ nghề của cán bộ, công nhân tham gia thi công tại công trường. - Cử cán bộ chuyên trách về an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cung cấp đầy đủ biển báo, trang thiết bị an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phổ biến nội quy an toàn lao động. g) Tổ tư vấn giám sát sẽ lên danh sách các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác để trình BGĐ phê duyệt. 5.4. Tiến hành giám sát. Xử lý các sự không phù hợp. Sau khi nhận mặt bằng và quyết định khởi công tổ tư vấn giám sát sẽ yêu cầu ĐVTC tiến hành các công tác chuẩn bị như dựng lán trại, đấu nối hệ thống điện, nước phục vụ cho công tác thi công công trình. Tổ giám sẽ sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu vật liệụ. Kiểm tra các thiết bị thi công. Sau khi TGS nhận thấy ĐVTC thực hiện công việc không đảm bảo kỹ thuật của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì TGS đề nghị ĐVTC tiến hành sửa chữa khắc phục. Sau khi nhận được thông tin thực hiện công việc không đảm bảo kỹ thuật của ĐVTC từ TGS thì GST báo ngay cho CĐT xem xét giải quyết. Sau khi thảo luận và bàn bạc của CĐT và Đơn vị tư vấn quản lý dự án thống nhất, quyết định và đề ra hướng giải quyết. 5.5. Kiểm tra xác nhận khối lượng. Chất lượng Giám sát trưởng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ chất lượng, khối lượng, ATLĐ của ĐVTC và ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu công việc theo TCVN 371-2006 và NĐ 209- 2004. GST nhận hồ sơ quyết toán của ĐVTC, kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm quyết toán, ký xác nhận và trình ký cho BGĐ BGĐ kiểm tra, xem xét, phê duyệt xong chuyển sang cho ban Quản Lý Dự Án kiểm tra hồ sơ. Sau khi thu thập các hồ sơ có liên quan thì GST sẽ tổng hợp lại tất cả để viết báo cáo TVGS tổng hợp . 5.6. Lập báo cáo giám sát. a. Báo cáo bằng văn bản: Sau khi kiểm tra tất cả các thông tin về báo cáo TVGS tổng hợp, thì giám sát trưởng trình BGĐ phê duyệt và Đại diện khách hàng như. - Báo cáo công tác hàng tháng; - Báo cáo khi có yêu cầu của Đại diện khách hàng; - Báo cáo tổng kết công trình. Nội dung báo cáo phải thể hiện các nội dung sau: - Nhận định chung về tình hình công trường; - Báo cáo khối lượng hoàn thành; - Báo cáo về chất lượng các hạng mục công trình hoàn thành; - Báo cáo về các mặt tồn tại của công trình và xử lý v.v...; - Báo cáo về các thay đổi thiết kế; - Báo cáo về tiến độ thi công Sau khi nhận được báo cáo TVGS tổng hợp thì CĐT xem xét, kiểm tra, phê duyệt. b. Báo cáo thông qua các cuộc họp công trường. Tại công trường, hàng tuần hoặc hàng tháng, TVGS trưởng tổ chức các cuộc họp với sự thạm gia của Đại diện Khách hàng và Đại diện nhà thầu nhằm tổng kết tiến trình công việc đã thực hiện, báo cáo về kết quả các công việc được đề ra trong kế hoạch trước đây và những vấn đề còn tồn tại và bàn về chương trình kế hoạch sắp tới. Nhật ký công tác Hàng ngày, GSV hiện trường tiến hành các công việc sau: - Ghi chép tất cả các công việc được thực hiện trong ngày: các yếu tố chủ chốt, các vấn đề về đòi hỏi của Nhà thầu và những vấn đề cần giải quyết; - Ghi chép về thời tiết trong ngày; - Nhận xét về tiến độ thực hiện. 5.7. Phê duyệt. Nghiệm thu giám sát Chuyển giao đủ hồ sơ cho Chủ Đầu Tư, PHC-KT lưu hồ sơ, thanh toán, quyết toán 5. Kiểm soát hồ sơ
6. Phụ lục 6.4. BM-01: Thông tin chung dự án 6.5. BM-02: Danh mục tài liệu đầu vào của dự án 6.6. BM-03: Phiếu yêu cầu bổ sung tài liệu hổ sơ 6.7. BM-04: Biên bản bàn giao tài liệu hồ sơ 6.8. BM-05: Kế hoạch dự án tóm tắt 6.9. BM-06: Kế hoạch trao đồi thông tin 6.10. BM-07: Đề xuất lịch làm việc 6.11. BM-08: Biên bản xác nhận công việc 6.12. BM-09: Báo cáo tiến độ 6.13. BM-10: Báo cáo tình hình thực hiện dự án 6.14. BM-11: Phiếu kiểm tra 6.15. BM-12: Sổ theo dõi bàn giao sản phẩm/hồ sơ cho khách hàng 6.16. BM-13: Thư giải trình 6.17. BM-14: Biên bản xem xét tình hình dự án 6.18. BM-15: Mẫu quyết định bồ nhiệm chủ nhiệm dự án 6.19. BM-16: Mẫu phân công công việc nhóm dự án |
Quy trình tư vấn giám sát
Ngày đăng: 06/01/2016
Tìm hiểu quy trình tư vấn giám sát xây dựng