Tổng quan về máy thở trong hồi sức cấp cứu
Ngày đăng: 06/04/2020
Máy thở là một thiết bị quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong khoa hồi sức cấp cứu. Máy thở có chức năng hỗ trợ tính mạng bệnh nhân về thông khí và oxy hoá bằng cách cung cấp các loại nhịp thở cơ học.

Máy thở là gì ?

Máy thở là một thiết bị cơ khí tự động được thiết kế để cung cấp tất cả hoặc một phần công việc mà cơ thể phải tạo ra để đưa khí (chứa ôxy) vào và ra khỏi phổi. Việc đưa khí vào và ra khỏi phổi được gọi là sự thở hoặc nói một cách chuẩn mực hơn là sự thông khí (Ventilation). Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

Máy thở là một thiết bị quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong khoa hồi sức cấp cứu. Máy thở có chức năng hỗ trợ tính mạng bệnh nhân về thông khí và oxy hoá bằng cách cung cấp các loại nhịp thở cơ học.

Tổng quan về máy thở và các kiểu máy thở

  • Máy thở được biết đến đầu tiên vào những năm 1950s và ’60s, sau đó phát triển mạnh và có nhiều cải tiến hơn. Các loại máy thở được  bao gồm có 2 kiểu máy thở:
    + Máy thở áp lực dương
    + Máy thở áp lực âm
  • Máy thở áp lực dương: Các máy thở áp lực dương tạo ra áp lực dương bên trong phổi, làm căng và nở phổi ra. Các loại máy thở này tạo ra áp lực dương trong lồng ngực, ngược với sinh lý. Tuy vậy đây là loại máy được dùng phổ biến trong các khoa Điều trị Tích cực vì nó cho phép các bác sỹ hồi sức can thiệp mạnh và kiểm soát tốt hơn thông khí của bệnh nhân.
    Ở loại này người ta còn phân chia chúng thành các máy thở thể tích, áp lực và kết hợp giữa thể tích và áp lực.
    Nguyên tắc máy thở áp lực dương:
    + Hít vào : Áp lực dương ở Piston bơm không khí vào phổi.
    + Thở ra: Dừng áp lực dương và van thở ra mở: không khí từ phổi ra ngoài
  • Máy thở áp lực âm: Các máy thở áp lực âm tạo ra áp lực âm ngoài lồng ngực. Áp lực âm ngoài lồng ngực làm nở thành ngực ra và không khí đi vào phổi bệnh nhân. Các loại máy thở này có vẻ rất sinh lý nhưng rất khó kiểm soát thông khí cho bệnh nhân và có nhiều hạn chế. Điển hình cho loại máy thở này là “phổi thép” (“iron lung”).
    Nguyên lý máy thở áp lực âm :
    + Hít vào: Bơm hút ra tạo áp suất âm trong chamber làm lồng ngực phồng to dẫn đến giảm áp suất trong lồng ngực : luồng khí vào phổi
    + Thở ra: Bơm ko hút- cân bằng áp suất sẽ có chu trình ngược.
  • Tổng quan về ưu và nhược điểm của các kiểu máy thở:
  • Đối với máy thở áp lực dương:
    – Áp lực dương tốt cho trở kháng đường thở cao, kém hợp tác.
    – Áp lực dương quá lớn có thể gây vỡ phế nang.
    – Khi dang thở áp lực dương nếu không đặt PEEP có thể gây xẹp phế nang
    – Mất phản xạ thở nếu thở máy dài ngày
    – Ảnh hưởng tuần hoàn máu
  • Đối với máy thở áp lực âm:
    –  Giống với thở tự nhiên ( không sinh ra tổn thương phế nang.. )
    – Khó chế tạo chamber: (kín).
    – Kích thước to, ồn..
    – Khó tiếp xúc với bệnh nhân, khó kiểm tra, kiểm soát : điện tim, quan sát lồng ngực, mổ lồng ngực ( trong trường hợp thở+ mê )
    – Chamber cover lồng ngực + bụng. Trong chu kì hít vào áp lực âm trong cả ổ bụng làm ứ máu giảm nhịp tim.
    Do máy thở áp lực âm có nhiều nhược điểm và khó kiểm soát thông khí cho bệnh nhân hơn nên hiện nay hầu như không còn được sử dụng. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu máy thở áp lực dương.
  • Trên là giới thiệu tổng quan về máy thở và các loại máy thở. Hiện tại các dòng máy thở đa năng được ưa chuộng sử dụng hơn cả bởi sử dụng được cho tất cả bệnh nhân từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành (1kg-hơn 100kg). Hoặc không lựa chọn 2 dòng máy tùy chọn:

  • Máy thở dành cho người lớn.
  • Máy thở danh cho trẻ sơ sinh.
Video
Giới trẻ chọn nghề
Thiết kế đồ họa: Ngành học mang tính ứng dụng cao
Cách học tiếng Anh hiệu quả nhất!
Thư viện ảnh hoạt động
Kem tri seo