PET CT ?
Ngày đăng: 25/05/2016
PET/CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất giúp tầm soát và xác định bệnh ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp PET/CT trước khi tiến hành điều trị, hoặc trong quá trình điều trị, và cả sau khi kết thúc điều trị.

Việc chụp PET/CT giúp phát hiện sớm các khối u nghi ngờ ung thư, mang lại hiệu quả điều trị cao và kiểm soát được tình trạng tái phát. Chụp PET/CT cho thấy quá trình hấp thu đường trong cơ thể. Tất cả các tế bào đều cần tiêu thụ năng lượng và năng lượng này được tổng hợp từ đường trong cơ thể. Nhiều loại tế bào ung thư cần được cung cấp nhiều đường hơn tế bào bình thường. Chụp PET/CT giúp phát hiện ra những vùng bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và phát hiện ra các khối u ác tính dễ dàng hơn. Ảnh chụp PET/CT ghi nhận các biến đổi trên các mô hiển thị và khớp chúng với bộ phận cơ thể hiển thị trên kết quả CT. Phương pháp này có thể chẩn đoán chính xác tới 80% các loại ung thư.

Có cần thiết phải chụp PET CT hay không?

Images from a positron emission tomography scanner.

PET/CT thường được chỉ định khi đã có nghi ngờ ung thư, hoặc chẩn đoán ung thư trước đó nhưng chưa rõ ung thư nguyên phát, hoặc chưa xác định được mức độ di căn.

Chi phí để chụp PET CT, như bạn đã biết, rất đắt tiền, khoảng 25-28 triệu đồng. Tuy nhiên, có thực sự cần thiết cho tất cả các trường hợp hay không? Câu trả lời là không. Theo các bác sĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao đối với ung thư hoặc những bệnh nhân sau khi thử gien, thử máu phát hiện một số chỉ điểm về ung thư thì nên chụp PET/CT để kiểm tra. Hoặc chỉ định chụp PET/CT khi đã kết luận được ung thư thông qua các chẩn đoán như CT, nhưng chưa xác định được ung thư nguyên phát ở đâu, hoặc cần xác định giai đoạn, mức độ di căn, vv… Bệnh nhân nên chụp PET/CT khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những bệnh nhân không có những bệnh lý liên quan đến ung thư thì không cần chụp PET/CT. Hoặc trường hợp bệnh lý mà dựa trên kinh nghiệm và các chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác loại bệnh ung thư, các giai đoạn tiến triển của ung thư thì cũng không cần chụp PET/CT. Ví dụ: ung thư tuyến giáp được chỉ định chụp PET/CT rất ít vì mức độ bệnh đến đâu có thể ước đoán chính xác. Những loại ung thư không tăng sinh hoạt động với Glucose cũng được cân nhắc trước khi chụp PET/CT.

PET-CT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Đơn giản, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ một loại thuốc tương tự Glucose gọi là FDG. Sau đó, máy PET sẽ ghi hình sự phân bố của thuốc FDG trong cơ thể bạn. Trước khi máy PET ghi nhận tín hiệu, bạn cũng được chụp CT để cung cấp hình ảnh giải phẫu cơ thể.

Hệ thống vi tính sẽ kếthợp hình ảnh chuyển hóa của PET với hình ảnh giải phẫu của CT, xác định chínhxác vị trí các thương tổn cũng như so sánh mức độ thương tổn về mặt chuyển hóavà giải phẫu.

THUỐC FDG LÀ GÌ?  

Thuốc FDG là một chất tương tự Glucose, trong phân tử có chứa nguyên tố phóng xạ Flour-18. Các tế bào ung thư do tăng hoat động chuyển hóa sẽ hấp thu nhiều FDG và được phát hiện qua việc ghi hình Pet-CT.

Tim và não là hai cơ quan thường được sử dụng Glucose làm năng lượng nhiều hơn các cơ quan khác. PET-CT sẽ xác định nhu cầu sử dụng Glucose, từ đó có thể đánh giá vùng cơ tim còn sống hay không và vùng não chuyển hóa Glucose bất thường gây động kinh hoặc gây sa sút trí tuệ.  

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA GHI HÌNH PET-CT? 

UNG BƯỚU  

1. Ung thư phổi

Phân biệt nốt phổi lành tính hay ác tính.

Phân lập giai đoạn.

Chuẩn đoán tái phát.

Đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng sống còn. 

2. Lymphoma

Phân lập giai đoạn.

Đánh giá đáp ứng sớm điềutrị ( sau 2 chu kỳ hóa trị), tiên lượng hiệu quả điều trị.

Đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc điều trị. 

Chuẩn đoán tái phát. 

Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị cho các trường hợp tái phát. 

3. Ung thư vú 

Phát hiện di căn xa. 

Đánh giá đáp ứng điều trịsớm của hóa trị tân hỗ trợ sau 1-2 chu kỳ.

Nghi ngờ tái phát, đặc biệt khi có tăng dấu ấn ung thư.

4. Ung thư thực quản

Phân lập giai đoạn ungthư thực quản.

Đánh giá đáp ứng sớm ungthư thực quản đang hóa trị tân hỗ trợ sau 1 chu kỳ.

5. Ung thư tụy và ung thư đường mật

Bệnh nhân adenocaricinoma tụy hoặc carcinoma đường mật dự định phẫu thuật nhưng hình ảnh khác nghi ngờ có di căn.

6. Ung thư đại trực tràng

Giúp phân biệt mô tái phát hay mô sẹo sau xạ trị.

Tăng CEA trong quá trình theo dõi, hình ảnh khác và nội soi đại tràng bình thường hoặc nghi ngờ.

Loại trù di căn xa khi xem xét cắt bỏ mô di căn ở gan hay phổi.

7. Ung thư vùng đầu cổ

Ung thư vùng đầu cổ dựđịnh phẩu thuật nạo hạch 1 bên hoặc 2 bên.

Phân biệt mô tái phát haymô sẹo sau điều trị.

Tìm ung thư nguyên phátkhi xác định hạch cổ di căn là carcinoma tế bào gai.

8. Ung thư tuyến giáp

Xạ hình Iod âm tính nhưng tăng Thyroglobulin sau điều trị.

9. Ung thư sinh dục, dự định phẫu thuật điều trị lành tận gốc.

Giai đoạn tiến triển:PET-CT góp phần tiên lượng và đánh giá đáp ứng điều trị. 

Nghi ngờ tái phát, tăng dâu ấn ung thư các hình ảnh khác chưa xác định.

10. Ung thư tinh hoàn

Nghi ngờ seminoma hoặc teratoma tái phát trên các hình ảnh khác.

11. Melanoma

Loại trừ di căn xa trước khi quyết định  phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương.

12. Sarcoma

Đánh giá mức độ lan rộng trước khi phẫu thuật loại bỏ tổn thương di căn.

THẦN KINH

Phát hiện ổ gây động kinh.

Đánh giá sa sút trí tuệ.

TIM MẠCH

Đánh giá sống còn của cơ tim, trước can thiệp tái thông động mạch vành.

KHÁC

Phát hiện ổ nhiễm khuẩn trong sốt chưa rõ nguyên nhân.

Tùy trường hợp cho từng bệnh nhân, có thể chỉ định PET-CT

Hà Văn-ST

Video
Giới trẻ chọn nghề
Thiết kế đồ họa: Ngành học mang tính ứng dụng cao
Cách học tiếng Anh hiệu quả nhất!
Thư viện ảnh hoạt động
Kem tri seo